quy-tac-viet-chu-han-quy-tac-but-thuan-trong-tieng-trung

Quy tắc viết chữ Hán – Quy tắc bút thuận trong tiếng Trung

Cơ bản Từ vựng

Bạn đã biết quy tắc viết chữ Hán hay quy tắc bút thuận trong tiếng Trung chưa? Những con chữ tượng hình khó nhằn, khó viết sẽ trở nên đơn giản hơn khi bạn nắm rõ những quy tắc này đấy. Bạn lo lắng bản thân đã quen với chữ latinh, không thể nhớ được những chữ loằng ngoằng kia, cản trở con đường đến với tiếng Trung của bạn? Bài viết này sẽ giúp bạn tự tin hơn.

Quy tắc bút thuận trong tiếng Trung là gì?

Quy tắc bút thuận chính là thứ tự viết các nét trước sau khi viết một chữ Hán. Quy tắc bút thuận thường được gắn liền với hệ thống ngôn ngữ chữ tượng hình như: tiếng Trung, tiếng Nhật, tiếng Triều Tiên hay là chữ Nôm của Việt Nam ngày xưa,…

Một nét bút được tính từ khi hạ bút xuống viết cho tới khi nhất bút lên.

8 nét cơ bản trong tiếng Trung:

Để có thể dễ dàng “lĩnh hội” các quy tắc bút thuận trong tiếng Trung thì trước tiên chúng ta cùng tìm hiểu về những nét cơ bản của tiếng Trung trước nha. Cái gì cũng phải đi từ gốc đến ngọn thì mới có thể nắm rõ vấn đề phải không nào.

  •  Nét ngang: nét thẳng ngang, kéo từ trái sang phải.
  • Nét sổ thẳng: nét thẳng đứng, kéo từ trên xuống dưới.
  • Nét chấm: một dấu chấm từ trên xuống.
  • Nét hất: nét cong, hất lên, từ trái sang phải.
  • Nét phẩy: nét cong, kéo xuống từ phải sang trái.
  • Nét mác: nét thẳng, kéo xuống từ trái sang phải.
  • Nét gập: có một khúc gập ở giữa nét.
  • Nét móc: nét móc lên ở cuối các nét khác.
8-net-co-ban-trong-tieng-trung
8 nét cơ bản trong tiếng Trung

Những quy tắc bút thuận trong tiếng Trung:

Dưới đây là tất tần tật các quy tắc bút thuận khi viết chữ Hán. Chữ Hán quá nhiều nhiều nét, quá khó viết, rối rắm không biết đặt bút từ đâu? Mọi vấn đề của bạn sẽ được giải quyết trong một nốt nhạc.

Quy tắc 1: Ngang trước sổ sau

Ở quy tắc này, các nét ngang được viết trước, nét sổ thẳng được viết sau.

Ví dụ: Chữ 十 (số 10),viết nét ngang từ trái sang phải trước rồi mới tới nét sổ thẳng đứng từ trên xuống dưới.

quy-tac-but-thuan-ngang-truoc-so-sau
Quy tắc bút thuận: Ngang trước sổ sau

Quy tắc 2: Phẩy trước mác sau

Các nét phẩy, nét xiên trái (丿) được viết trước, các nét mác, nét xiên phải (乀) được viết sau.

Ví dụ: Chữ 八 (số 8), nét phẩy nghiêng bên trái ta viết trước, rối nét mác nghiêng sang phải viết sau.

quy-tac-but-thuan-phay-truoc-mac-sau
Quy tắc bút thuận: phẩy trước mác sau

Quy tắc 3: Trên trước dưới sau

Viết từ trên xuống dưới, các nét ở phía trên của chữ được viết trước, các nét phía dưới được viết sau.

Ví dụ: Chữ 二 (số 2), chữ 三 (số 3) các nét ngang lần lượt được viết từ trên xuống dưới.

quy-tac-but-thuan-tren-truoc-duoi-sau
Quy tắc bút thuận: trên trước dưới sau

Quy tắc 4: Trái trước phải sau

Khi viết chữ Hán trong tiếng Trung, dù là viết chữ phồn thể hay giản thể chúng ta đều bắt đầu viết từ các nét bên trái trước sau đó mới viết tiếp các nét bên phải.

Ví dụ: Chữ 好 (tốt), sẽ bắt đầu với các nét của bộ nữ 女 ở bên trái trước, sau đó mới viết bộ tử 子 ở bên phải sau.

quy-tac-but-thuan-trai-truoc-phai-sau
Quy tắc bút thuận: trái trước phải sau

Quy tắc 5: Ngoài trước trong xong

Áp dụng quy tắc này, khung bên ngoài viết trước, các nét bên trong viết sau.

Ví dụ: Chữ 用 (dùng), ta sẽ viết khung bên ngoài trước, sau đó tới 2 nét ngang bên trong và nét thẳng (các nét bên trong chữ này sẽ áp dụng theo quy tắc ngang trước sổ sau và trên trước dưới sau).

quy-tac-but-thuan-ngoai-truoc-trong-sau
Quy tắc bút thuận: ngoài trước trong sau

Quy tắc 6: Vào trước đóng sau

Quy tắc bút thuận này được ví von với câu nói “vào nhà trước rồi mới đóng cửa”. Nét bao bên ngoài được viết trước, sau đó mới viết các nét bên trong, và nét đóng lại sẽ được viết sau cùng.

Ví dụ: Chữ 回 (hồi), trước tiên ta viết nét bao bên ngoài trước, nét thẳng, nét ngang ở trên rồi tới nét thẳng, sau đó viết tiếp bộ khẩu 口 ở bên trong, cuối cùng là viết nét ngang ở phía dưới để đóng lại.

quy-tac-but-thuan-vao-truoc-dong-sau
Quy tắc bút thuận: vào trước đóng sau

Quy tắc 7: Giữa trước hai bên sau

Quy tắc này áp dụng cho các chữ Hán có dạng đối xứng. Ta viết nét ở giữa trước sau đó mới viết các nét ở hai bên.

Ví dụ: Chữ 小 (nhỏ), đầu tiên ta sẽ sẽ viết nét sổ móc ở giữa trước, sau đó mới viết nét phẩy và nét chấm ở hai bên sau.

quy-tac-but-thuan-giua-truoc-hai-ben-sau
Quy tắc bút thuận: giữa trước hai bên sau

Quy tắc 8: Nét bao quanh ở đáy viết sau cùng

Các chữ có bộ  辶 và 廴 viết sau cùng.

Ví dụ: Chữ 这, bộ văn 文 sẽ viết trước sau đó bộ sước  辶 được viết sau cùng.

quy-tac-but-thuan-net-bao-quanh-day-viet-sau-cung
Quy tắc bút thuận: nét bao quanh đáy viết sau cùng

Quy tắc 9: Nét chấm nhỏ được viết sau cùng

Đây là quy tắc cuối cùng của quy tắc bút thuận trong tiếng Trung, nét chấm nhỏ sẽ được viết cuối cùng.

Ví dụ: Chữ 玉 (ngọc), chữ Vương 王 sẽ được viết trước, sau đó nét chấm sẽ được viết cuối cùng.

quy-tac-but-thuan-net-cham-nho-viet-cuoi-cung
Quy tắc bút thuận: nét chấm nhỏ viết cuối cùng

Quy tắc bút thuận trong tiếng Trung – sở hữu bí quyết này, việc viết chữ Hán của bạn đã không còn bất kỳ trở ngại gì nữa rồi phải không nào. Thế thì còn chần chừ gì mà không bắt đầu nhất bút lên, luyện viết những nét chữ thật đẹp nào. Hay thường xuyên theo dõi dayhoctiengtrung để cập nhật nhanh những bài viết mới nha. Chúc các bạn học tốt.